Nón lá Việt Nam

Nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau. Như: Lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá dứa, lá du quy diệp dùng để làm nón… Nhưng chủ yếu làm bằng lá dừa, lá kè và lá cọ. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung. Sau đó được may lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước.

Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai. Rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp tròn.

Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc vải nhung, vải lụa để giữ trên cổ. Nhằm mục đích để giữ nón không bị rơi ra khỏi đầu khi sử dụng. Ngoài ra cũng tăng độ thẩm mĩ và một số tính năng khác.

Cách bảo quản và sử dụng nón lá

Muốn nón sử dụng được bền lâu thì nên đội khi trời nắng. Tránh đi mưa nhiều nếu đi mưa phải để ráo nước và phong. Rồi phơi khô lại, tránh dùng mạnh tay làm méo nón.

Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm. Nếu phơi ngoài nắng lâu sẽ làm cong vành và làm cho lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm thời hạn sử dụng của nón.

Xem thêm:  VẼ NÓN LÁ THEO YÊU CẦU

Khi đội nón phải nhẹ nhàng, tránh làm hư quai nón. Khi không sử dụng cần treo lên tránh và những nơi ẩm ướt, lau khô khi bị ướt nước.

Không ngồi lên hay đè, nắn nón. Tránh đựng các vật dụng nặng trên nón vì dễ làm gẫy vành và dập nát nón.

Bài viết liên quan