Nón lá truyền thống Bình Định có những đặc trưng gì?

Nón lá truyền thống Bình Định trở thành món quà lưu niệm phổ biến cho các du khách ghé thăm Việt Nam nói chung và xứ Nẫu nói riêng.

Nón lá truyền thống Bình Định có lịch sử lâu đời

Nón lá truyền thống Bình Định có lịch sử từ rất lâu rồi. Nón ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh thường ngày của người nông dân, che nắng che mưa. Nón có hình chóp nhọn, bao gồm 2 phần chính là phần nón và quai nón.

Đơn vị đo kích thước của nón lá là “vành” (số nan nón). Kích thước của một chiếc nón lá truyền thống thường là 16 vành. Ngoài ra còn có các kích thước khác như 1 vành, 13 vành, 12 vành,… tùy vào mục đích.

Nón lá đẹp cần được tuyển chọn kĩ và xử lý qua nhiều khâu

Lá làm nón ở Bình Định cũng là loại lá nón bình thường (thường gọi là lá xanh, lá kè). Nhưng được tuyển chọn kĩ và xử lý qua nhiều khâu. Như hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn.

Sau công đoạn chọn lựa và xử lỹ nguyên vật liệu, người thợ tiếp tục các công đoạn khác. Các công đoạn được làm một cách tỉ mỉ, khéo léo như chọn khung, bắt vành, lợp lá, chằm nón… Công đoạn quan trọng nhất của nghề làm nón chính là chằm nón (khâu nón). Tay nghề của người thợ thường được đánh giá qua công đoạn chằm nón.

Xem thêm:  Bảng Giá Nón Lá Nhỏ Sỉ Và Lẻ - Chất Lượng Cao, Giá Cả Hợp Lý

Độ dày mỏng của lớp lá nón cũng như độ dày mỏng của mũi chằm (khâu) cũng tạo nên các loại nón lá khác nhau, có giá thành khác nhau. Nổi tiếng nhất của nón lá Bình Định chính là Nón ngựa Cát Tường, chiếc nón đã được đi vào thơ ca. Nón lá truyền thống trở thành món quà lưu niệm phổ biến cho các du khách ghé thăm Việt Nam nói chung và xứ Nẫu nói riêng.

Bài viết liên quan